Đặc điểm và cách chăm sóc hoa phong lan

Hoa lan là họ thực vật có số lượng các loại đa dạng nhất và cũng là loại hoa được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà để trang trí hoặc đơn giản là thú vui. Trong đó, hoa phong lan là loài hoa biểu tượng cho sự vương giả, mang vẻ đẹp tinh tế được nhiều người yêu thích. Qua bài viết này, hãy cùng Hoaonline247.net tìm hiểu đặc điểm và cách chăm sóc hoa phong lan là gì nhé.

Cách chăm sóc hoa phong lan

Đặc điểm của hoa phong lan

Phong lan là loài thực vật thân đơn, ngắn, lá to, dày và mọc sát vào nhau. Cuống hoa mọc từ nách lá, dài hướng lên ra khỏi chậu, hoa nở từng bông trên cành, 3 đài hoa to tròn, hai cánh hoa xoè rộng, màu sắc rực rỡ. Môi hoa lan cong dẹp có hai râu dài nên cả đóa hoa nhìn giống như con bướm sặc sỡ. Hai hàng hoa xếp đều đặn 2 bên cành, nhìn qua giống như đàn bướm đang giương cánh chuẩn bị bay.

Đặc điểm và cách chăm sóc hoa phong lan

Hoa phong lan là loài hoa biểu tượng cho sự vương giả

Hoa phong lan nở luân phiên hết bông này đi đến bông khác, thời kì nở của hoa thay đổi theo từng loài và thường nở trong vài tháng. Số hoa trên cành sẽ biểu thị sức sống của cây. Số lượng hoa càng nhiều thì cây càng khoẻ mạnh. Riêng đặc tính phân nhành hoa ngọc lan lại tùy thuộc nhiều vào từng loại giống hoa. Ví dụ như Phong lan màu vàng hoặc loại mini thì thường phân nhánh nhiều hơn phong lan màu trắng, tím.

Hoa Phong lan được khám phá lần đầu vào năm 1750, đầu tiên được ông Rumphius xác định dưới tên là Angraecum album. Năm 1753, Linne đổi lại là Epidenndrum amabilis vào năm 1825, nhà thực vật Hà Lan định danh hoa phong lan lần nữa là Phalaenopsis amabilis Bl và tên đó được dùng cho hoa phong lan ngày nay.

Phong lan thường sống ở độ cao 200- 400 m nên vừa chịu được khí hậu nóng ẩm vừa chịu khí hậu mát, nhiệt độ trung bình từ 20°C – 30°C, trong đó nhiệt độ lý tưởng nhất cho việc nuôi trồng loại lan này là 22°C – 27°C.

Đặc điểm và cách chăm sóc hoa phong lan

Phong lan là loại hoa được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà để trang trí

Cách chăm sóc hoa phong lan

Tưới nước

Bất kì loại hoa nào cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo nhỏ lại, lá rụng dần. Nếu thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng và mọc sát nhau. Sau khi trồng xong bạn tưới phun sương và duy trì 2 lần/ngày.

Chỉ tưới nước cho đủ ẩm, nên tưới nước vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát, tránh tưới nước cho cây khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa thất thường, mất là những cơn mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa trôi những chất cặn còn sót lại trên lá.

Phân bón

Đối với hoa phong lan, ta không bón phân vào đất mà áp dụng bằng cách phun qua lá.Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với các thành phần cùng tỉ lệ phù hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển của cây, không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà chỉ đơn giản là nước vo gạo hay nước ao hồ,…

Đặc điểm và cách chăm sóc hoa phong lan

Chăm sóc hoa phong lan đúng cách sẽ giúp hoa phong lan phát triển tốt

Dùng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Khi thấy đầu thân chuyển sang hình tròn và cây không mọc thêm lá mới thì pha đặc thêm giúp cây có đủ dinh dưỡng để phát triển.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong điều kiện chăm sóc hoa phong lan không tốt hoặc môi trường không phù hợp, phong lan rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, phong lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng thêm Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh tình trạng lạm dụng sẽ gây chết cây.

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *